Soạn bài – Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ

Soạn bài Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ trang 164 – 167 SGK ngữ văn lớp 8 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ

I. Chuẩn bị ở nhà

Giải câu hỏi – Chuẩn bị ở nhà (Trang 164, 165 SGK ngữ văn 8 tập 1)

1. Khái niệm và phạm vi luyện tập

Thơ bảy chữ là hình thức thơ lấy câu thơ bảy chữ (tiếng) làm đơn vị nhịp điệu, bao gồm thơ bảy chữ cổ thể, thơ Đường luật tám câu bảy chữ và bốn câu bảy chữ (tứ tuyệt), thơ hiện đại nhiều khổ với câu thơ bảy chữ,… Phạm vi luyện tập ở đây là thơ bốn câu bảy chữ (tứ tuyệt hay một khổ bốn câu làm theo đúng luật thơ Đường trong các thể thơ khác), giới hạn ở cách ngắt nhịp, gieo đúng vần, đúng luật bằng trắc giữa các câu.

2. Xem lại bài thuyết minh thể thơ đã học (bài 15).

3. Đọc kĩ các bài và khổ thơ sau, nhận xét về số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần và phần nào luật bằng trắc trong câu. Về bố cục, nhìn chung trong một bài thơ bốn câu bảy chữ hoàn chỉnh, hai câu đầu thường tả sự vật, sự việc, câu thứ ba chuyển mạch, câu thứ tư biểu thị tư tưởng. Một khổ thơ bốn câu bảy chữ trong bài thơ nhiều khổ thì không nhất thiết theo bố cục trên.

a)

BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Hồ Xuân Hương)

b)

Đi, bạn ơi, đi! Sống đủ đầy,
Sống trào sinh lực, bốc men say
Sống tung sóng gió thanh cao mới
Sống mạnh, dù trong một phút giây.

(Tố Hữu, Đi)

c)

Bà tôi ở một túp lều tre,
Có một hàng cau chạy trước hè.
Một mảnh vườn bên rào giậu nứa,
Xuân về hoa cải nở vàng hoe.

(Anh thơ, Tết quê bà)

4. Sưu tầm một số bài thơ bảy chữ, chép vào vở bài tập.

5. Tập làm một bài thơ bốn câu bảy chữ, đề tài tự chọn. Lưu ý không được chép bài có sẵn của người khác.

Trả lời:

1. Khái niệm và phạm vi luyện tập

2. Xem lại bài thuyết minh thể thơ đã học

3. Nhận xét:

Khổ thơ a)

  • Cách ngắt nhịp của các câu: 4/3.
  • Gieo vần: vần bằng “on” (tiếng cuối câu 1,2, 4).
  • Luật bằng trắc:

B B B T T B B

T T B B T T B

T T B B B T T

B B T T T B B

Khổ thơ b)

  • Cách ngắt nhịp của Câu 1: 3/1/3. Câu 2, 3: 4/3. Câu 4: 2/2/3.
  • Gieo vần: vần bằng “ây” – “ay” (tiếng cuối câu 1,2, 4).
  • Luật bằng trắc:

B T B B T T B

T B B T T B B

T B T T B B T

T T B B T T B

Khổ thơ c)

  • Cách ngắt nhịp của các câu: 4/3.
  • Gieo vần: vần bằng “e” — “oe” (tiếng cuối câu 1,2, 4).
  • Luật bằng trắc:

B B T T T B B

T T B B T T B

T T B B B T T

B B B T T B B

4. Sưu tầm

VÀO XUÂN

Nắng ban mai reo rắc cung đàn

Tiếng nẩy chồi vườn lộc kết xuân

Em có nghe lòng đang rạo rực

Cánh môi trần mộng đỏ cười duyên.

Ngoài ra còn có những bài thơ trong SGK:

– Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

– Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)

– Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)

– Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà)

5. Bài thơ mẫu:

NHỚ TRƯỜNG XƯA

Chốn ấy thăm rồi quay gót chân
Lơ ngơ, lẩn ngẩn dạ bần thần
Trường xưa trở lại đường hoang vắng
Cổng mới đôi hàng liễu phong vân
Chợt nhớ hôm nào lần trở lại
Vai kề lây lất rượu đào say
Ngòai sân hượm nắng đang hừng sáng
Chợt ngỡ ngàng ôn bóng cố nhân.

ĐẾM THỜI GIAN

Thời gian ai lấy gió mà đong
Con nước u hoài trên bến sông
Mấy thu đón đợi chân lữ thứ
Bên đồi ru bóng dáng chim đồng
Nhớ sau hôm ấy chung lời thệ
Vai sát kề nghe tiếng thét vang
Nay tiết Xuân sang, hàng trúc đợi
Người về có gọi đón thời gian.

ĐÓN NOEL

Noel đến rồi các bạn ơi
Mau mau chuẩn bị thiệp mừng thôi
Mua hoa mua kẹo chuẩn bị tiệc
Mời bạn mời bè đến nhà chơi.

MÙA HÈ

Mùa hè như thế đẹp biết bao
Đêm về ta ngắm những vi sao
Quên đi ưu phiền, bao mệt nhọc
Để rồi học tập không dùng phao.

II. Hoạt động trên lớp

1. Nhận diện luật thơ

Giải câu hỏi  – Nhận diện luật thơ (Trang 165, 166 SGK ngữ văn 8 tập 1)

a) Hãy đọc, gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kề nhau trong bài thơ.

CHIỀU

Chiều hôm thằng bé cưỡi trâu về,
Nó ngẩng đầu lên hớn hở nghe.
Tiếng sáo diều cao vòi vọi rót,
Vòm trời trong vắt ánh pha lê.

(Đoàn Văn Cừ)

b) Bài thơ sau của Đoàn Văn Cừ đã bị chép sai. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng.

TỐI

Trong túp lều tranh cánh liếp che,
Ngọn đèn mở, tỏa ánh xanh xanh,
Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng,
Như bước thời gian đêm quãng khuya.

Trả lời:

a)

Chiều hôm thằng bé / cưỡi trâu về,

Nó ngẩng đầu lên / hớn hở nghe.

Tiếng sáo diều cao / vòi vọi rót,

Vòm trời trong vắt / ánh pha lê.

– Luật bằng trắc:

+ Đối ở chữ thứ 2, 4, 6 của cặp câu 1-2, 3-4.

+ Niêm ở chữ thứ 2, 4, 6 của cặp câu 2-3.

b) Sửa bài thơ chép sai:

– Số câu số chữ đúng.

– Bỏ dấu phẩy ở câu 2 để ngắt nhịp 4 / 3.

– Gieo vần 1, 2, 4 nên phải sửa “xanh xanh” thành “xanh lè”.

2. Tập làm thơ

Giải câu hỏi  – Tập làm thơ (Trang 166 SGK ngữ văn 8 tập 1)

a) Hãy làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã dấu đi.

Tôi thấy người ta có bảo rằng:

Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng !

………………

………………

b) Làm tiếp bài thơ dang dở dưới đây cho trọn vẹn theo ý của mình.

Vui sao ngày đã chuyển sang hè,

Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.

………………

………………

c) Một số học sinh đọc bài thơ bốn câu bảy chữ đã làm ở nhà để cả lớp phê bình.

Trả lời:

a)

Tôi thấy người ta có bảo rằng :

Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng !

Hô mưa hắt nước trêu trần thế

Một sớm sửa sai bên chị Hằng.

b)

Vui sao ngày đã chuyển sang hè,

Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.

Chợt hiểu mùa xa nữa lại về

Xa thầy xa bạn lòng buồn nghe.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ

I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ

1. Khái niệm và phạm vi luyện tập

Thơ bảy chữ là hình thức thơ lấy câu thơ bảy chữ (tiếng) làm đơn vị nhịp điệu, bao gồm thơ bảy chữ cổ thể, thơ Đường luật tám câu bảy chữ và bốn câu bảy chữ (tứ tuyệt), thơ hiện đại nhiều khổ với câu thơ bảy chữ,… Phạm vi luyện tập ở đây là thơ bốn câu bảy chữ (tứ tuyệt hay một khổ bốn câu làm theo đúng luật thơ Đường trong các thể thơ khác), giới hạn ở cách ngắt nhịp, gieo đúng vần, đúng luật bằng trắc giữa các câu.

2. Xem lại bài thuyết minh thể thơ đã học (bài 15).

3. Đọc kĩ các bài và khổ thơ sau, nhận xét về số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần và phần nào luật bằng trắc trong câu. Về bố cục, nhìn chung trong một bài thơ bốn câu bảy chữ hoàn chỉnh, hai câu đầu thường tả sự vật, sự việc, câu thứ ba chuyển mạch, câu thứ tư biểu thị tư tưởng. Một khổ thơ bốn câu bảy chữ trong bài thơ nhiều khổ thì không nhất thiết theo bố cục trên.

a)

BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Hồ Xuân Hương)

b)

Đi, bạn ơi, đi! Sống đủ đầy,
Sống trào sinh lực, bốc men say
Sống tung sóng gió thanh cao mới
Sống mạnh, dù trong một phút giây.

(Tố Hữu, Đi)

c)

Bà tôi ở một túp lều tre,
Có một hàng cau chạy trước hè.
Một mảnh vườn bên rào giậu nứa,
Xuân về hoa cải nở vàng hoe.

(Anh thơ, Tết quê bà)

4. Sưu tầm một số bài thơ bảy chữ, chép vào vở bài tập.

5. Tập làm một bài thơ bốn câu bảy chữ, đề tài tự chọn. Lưu ý không được chép bài có sẵn của người khác.

Trả lời:

1. Khái niệm và phạm vi luyện tập

2. Xem lại bài thuyết minh thể thơ đã học

3. Nhận xét:

Câu a)

  • Số câu: 4
  • Số chữ: 7
  • Cách ngắt nhịp: 2 / 2 / 3
  • Gieo vần bằng.

Câu b)

  • Số câu: 4
  • Số chữ: 7
  • Cách ngắt nhịp:

“Đi/  bạn ơi / đi! Sống đủ đầy.
Sống trào sinh lực / bốc men say
Sống tung song gió / thanh cao mới
Sống mạnh / dù trong một phút giây.”

Câu c) 

  • Số câu: 4
  • Số chữ: 7
  • Cách ngắt nhịp:

“Bà tôi / ở / một túp lều tre
Có / một hàng cau / chạy trước hè
Một mảnh vườn bên / rào giậu nứa
Xuân về / hoa cải / nở vàng hoe/”

4. Một số bài thơ bảy chữ:

QUA ĐÈO NGANG

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

BÀ LANG KHÓC CHỒNG

Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì
Thương chồng nên khóc tỉ tì ti
Ngọt bùi, thiếp nhớ, mùi cam thảo.
Cay đắng, chàng ơi, vị quế chi
Thạch nhũ, trần bì, sao để lại
Quy thân, liên nhục, tẩm mang đi
Giao cầu, thiếp biết trao ai nhỉ?
Sinh kì, chàng ơi, tử tắc quy”.

5. Tập làm thơ bốn câu bảy chữ:

1. Trời, đất trong đêm đẹp lạ lùng,
Ngân hà một dải giữa không trung,
Ngàn sao chiếu sáng trong đêm vắng
Đêm lạnh mênh mông chẳng tận cùng.

2. Xù xì gốc mục phủ rêu phong
Khúc khuỷu cành trơ, lá sạch không
Xuân đến mang theo nguồn sống lạ
Cành khô tháng chạp lại đơm bông.

3. Việc nước, việc nhà, tỷ thứ lo
Mẹ vẫn vui cười, chằng đắn đo
Nửa đêm vẫn thức canh em ngủ
Chắn gió, quạt tay sợ nó ho.

4. Năm ngoái, năm nay chẳng khác gì,
Vẫn đường muôn dặm một mình đi,
Đời người được mấy mươi năm ngoái?
Vẫn trắng đôi tay chẳng có gì.

II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

1. Nhận diện luật thơ

a) Hãy đọc, gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kề nhau trong bài thơ.

CHIỀU

Chiều hôm thằng bé cưỡi trâu về,
Nó ngẩng đầu lên hớn hở nghe.
Tiếng sáo diều cao vòi vọi rót,
Vòm trời trong vắt ánh pha lê.

(Đoàn Văn Cừ)

b) Bài thơ sau của Đoàn Văn Cừ đã bị chép sai. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng.

TỐI

Trong túp lều tranh cánh liếp che,
Ngọn đèn mở, tỏa ánh xanh xanh,
Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng,
Như bước thời gian đêm quãng khuya.

Trả lời:

a) Nhịp của cả bốn câu trong bài thơ là: 4/3.

Các tiếng cuối các câu 1, 2, 4 gieo vần: ê – e.

Quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kề nhau: câu 1 và 2 đối nhau, câu 2 và 3 niêm với nhau, câu 3 và 4 đối nhau.

b) Bài thơ bị chép sai ở hai chỗ của câu thứ hai: Sau “Ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy. Dấu phẩy ở vị trí này khiến cho nhịp đọc bị sai (nhịp 4/3 chứ không phải 3/4).

Tiếng “xanh” bị chép sai (bản gốc là tiếng “lè”) nên vần “anh” trong tiếng này không hợp với vần “e” trong tiếng “che” ở trên.

Sửa lại: bỏ dấu phẩy, thay “xanh” bằng “lè”.

2. Tập làm thơ

a) Hãy làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã dấu đi.

Tôi thấy người ta có bảo rằng:

Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng !

………………

………………

b) Làm tiếp bài thơ dang dở dưới đây cho trọn vẹn theo ý của mình.

Vui sao ngày đã chuyển sang hè,

Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.

………………

………………

c) Một số học sinh đọc bài thơ bốn câu bảy chữ đã làm ở nhà để cả lớp phê bình.

Trả lời:

a)

Tôi thấy người ta có bảo rằng:

Bảo rằng thằng cuội ở cung trăng !

Đáng cho cái tội quân lừa dối,

Giá khắc mà ta vẫn gọi thằng.

b)

Vui sao ngày đã chuyển hè,

Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve

Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi,

Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.

 BAIVIET.COM

DMCA.com Protection Status